Phải có chỉ số EQ cao thì doanh nghiệp mới tuyển dụng?
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1.1.2025, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan) sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng. Mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng cũng áp dụng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" và điều khiển xe đi vào đường cao tốc.Anh Đặng Tiến Hữu (31 tuổi), tài xế xe ôm công nghệ ở TP.HCM, thắc mắc: "Nếu tôi chạy xe lên vỉa hè để giao hàng cho khách thì có bị phạt hay không?".Một thắc mắc khác, Nguyễn Hoài Bảo, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, hỏi: "Nếu chạy lên vỉa hè để nghe điện thoại thì có vi phạm quy định của pháp luật?".Lê Trung Tính (27 tuổi), ngụ ở 505/5 Nguyễn Kiệm (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) thì đưa ra tình huống cần câu trả lời, như: "Chạy xe lên vỉa hè để ghé vào cửa hàng mua đồ, liệu có bị phạt?".Luật sư Huỳnh Thanh Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), cho biết Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã quy định rõ, trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan thì không bị phạt.Đối với những tình huống giao thông khác được đề cập ở trên, nếu chạy xe máy lên vỉa hè, sau đó đỗ xe ở nơi được phép đỗ thì không bị phạt."Để dễ hiểu, thì có thể ví dụ hiện nay có nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM đã được kẻ vạch (màu vàng) để triển khai thu phí cho thuê vỉa hè từ ngày 1.1.2024. Điều này có nghĩa các trường hợp chạy xe máy lên vỉa hè và để xe ở khu vực được phép đỗ thì không phải biến vỉa hè thành đường nên không bị phạt. Còn nếu chạy xe máy lên vỉa hè, đỗ xe để giao hàng, nghe điện thoại, vào hàng quán mua đồ… thì đồng nghĩa đã biến vỉa hè thành đường. Khi đó sẽ bị phạt", luật sư Tuấn cho biết.Anh Nguyễn Đại Hưng (32 tuổi), làm việc ở Công ty may Việt Thắng (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết từng có thói quen sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông, cụ thể là điều khiển xe máy. Tuy nhiên thời gian gần đây đã bỏ thói quen này. Anh Hưng hỏi: "Nếu sử dụng tai nghe khi điều khiển xe máy, bị phạt bao nhiêu?". Luật sư Tuấn trả lời: "Theo khoản 3 Điều 33 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP là xử phạt hành chính từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe theo điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP".Đáng chú ý, với trường hợp sử dụng thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đang điều khiển xe máy mà gây tai nạn giao thông thì theo điểm b khoản 10 và điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 14 triệu đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.Một cán bộ cảnh sát giao thông công tác tại Đội Cảnh sát giao thông của Công an TP.Tân An (tỉnh Long An), lý giải: "Sở dĩ khi điều khiển xe máy không được sử dụng tai nghe vì có thể gây mất tập trung cho người lái, không thể nhận biết và phản ứng với các tín hiệu cảnh báo như còi xe, nhiều nguy cơ dẫn đến va chạm, tai nạn giao thông".Chuyên gia tư vấn theo dõi thai, đẻ không đau và vắc xin cho trẻ
Liên quan đến vụ ồn ào kẹo rau củ của Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs, mới đây, Nguyễn An - chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking (hơn 866.000 lượt theo dõi) vừa có những chia sẻ đáng chú ý. Trước đó, người này từng đăng tải 2 video để quảng bá cho sản phẩm này thông qua hình thức tiếp thị liên kết, nhận tiền hoa hồng. Khi vụ ồn ào về kẹo Kera bùng nổ trên mạng xã hội, chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking đã đăng tải video khẳng định sẽ hoàn tiền cho người tiêu dùng. Anh thông báo: “Tất cả những đơn hàng mua kẹo trên kênh của tôi, mọi người chỉ cần chụp ảnh và số đơn hàng để gửi cho kênh. Các bạn nhân viên sẽ xác nhận lại và mọi người sẽ được hoàn tiền 100% kể cả phí vận chuyển”. Chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking cho biết anh đã tạm ẩn những video trước, đồng thời chờ kết luận của cơ quan chức năng về sản phẩm kẹo rau củ Kera. Người này khẳng định sẽ chịu mọi trách nhiệm trước người tiêu dùng cũng như trước pháp luật Việt Nam. Đồng thời, chủ tài khoản còn chia sẻ clip đã đến một số cơ quan chức năng để trình báo sự việc. Người này nói lý do: “Sản phẩm đúng hay sai không cần biết, nhà sản xuất phân phối đúng hay sai không biết nhưng tôi có sai, mình phải chịu trách nhiệm. Khách hàng là người trả tiền cho mình, mình phải chịu trách nhiệm với họ”. “Không phải sự việc này xảy ra tôi mới sợ mất chén cơm mà tôi luôn luôn sợ mất chén cơm. Mình làm việc mà khách hàng quay lưng thì mất chén cơm nên quan điểm của tôi là uy tín, trách nhiệm, không bào chữa cái sai cho mình”, chủ tài khoản Chú Cá Review Không Booking chia sẻ thêm. Trước đó, Hoa hậu Thùy Tiên cũng vướng phải lùm xùm liên quan đến vụ quảng cáo “lố” sản phẩm kẹo rau củ Kera. Vụ việc khiến nàng hậu liên tục bị dân mạng nhắc tên, phải lên tiếng trên trang cá nhân. Trong bài viết, Miss Grand International 2021 gửi lời xin lỗi vì gây ra những lo lắng, băn khoăn cho mọi người. Người đẹp 9X chia sẻ thêm: “Tôi cũng như các bạn, rất mong muốn mọi chuyện sẽ được làm rõ một cách nhanh chóng và minh bạch nhất. Nếu có bất kỳ vấn đề nào không đúng với những gì tôi đã được cung cấp, tôi cam kết sẽ làm việc với nhà sản xuất để có những biện pháp mạnh mẽ nhất”. Đáng chú ý ở cuối bài viết, Thùy Tiên khẳng định thông tin mình chia sẻ dựa trên nhà máy cung cấp và xem vụ việc là bài học lớn đối với mình. Song dòng trạng thái của nàng hậu chưa khiến cộng đồng mạng hài lòng. Thậm chí, một số người dùng còn phản ứng cho rằng nàng hậu thiếu trách nhiệm, đổ lỗi cho nhà máy. Hiện tại, Bộ Y tế đã yêu cầu kiểm tra việc sản xuất và quảng cáo kẹo rau củ Kera, sau khi xuất hiện nhiều nội dung được cho là thổi phồng công dụng sản phẩm này.
Lo sợ bị quấy rối, sàm sỡ khi đi xe khách
Được biết, chương trình giảm phát thải của Việt Nam bảo vệ các khu rừng nhiệt đới của đất nước, bao phủ 3,1 triệu ha trong số 5,1 triệu ha đất trong khu vực thực hiện chương trình.
Sau khi iPhone chính thức được ra mắt vào ngày 29.6.2007, nhu cầu về smartphone màn hình cảm ứng bùng nổ. Các ông lớn trong ngành như Nokia và BlackBerry đã chứng kiến sự sụt giảm thị phần nghiêm trọng, để rồi BlackBerry gần như biến mất, trong khi smartphone thương hiệu Nokia cũng vừa bị HMD Global "khai tử".Đáng chú ý, nhiều người có thể đã không ngờ đến sự thành công mà iPhone mang lại cho Apple, trong đó bản thân CEO Microsoft Steve Ballmer từng cười nhạo khi iPhone được công bố vì cho rằng không ai muốn "gõ trên kính". Đó là thời điểm mà hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft là một trong những nền tảng smartphone hàng đầu, tuy nhiên sự tự tin của Ballmer đã trở thành một sai lầm lớn.Khác với Microsoft, Nokia lại có một cái nhìn khác về iPhone. Điều này dựa vào một bài thuyết trình nội bộ của công ty Phần Lan vào năm 2007, nơi công ty bày tỏ những lo ngại về sự xuất hiện của sản phẩm từ Apple.Nokia nhận thấy giao diện người dùng màn hình cảm ứng và tính dễ sử dụng của iPhone, nhưng vẫn tin rằng phần cứng, thị trường và chiến lược giá của họ sẽ giúp công ty duy trì vị thế. Họ cho rằng bàn phím QWERTY ảo và mức giá cao của iPhone sẽ hạn chế sức hấp dẫn của sản phẩm này. Tuy nhiên, Nokia cũng thừa nhận rằng họ cần cải thiện thiết kế phần mềm và tích hợp hệ sinh thái của mình.Bài thuyết trình này đã so sánh thiết bị internet Nokia N800 với iPhone và thừa nhận rằng giao diện người dùng của iPhone "có thể thay đổi các tiêu chuẩn về trải nghiệm người dùng cho toàn bộ thị trường". Nokia nhận thấy cần phải phát triển một điện thoại màn hình cảm ứng để "phản công", kết quả là họ quyết định tập trung vào hệ điều hành S60 dựa trên nền tảng Symbian.Như là một phần trong mục tiêu của mình, Nokia đã lên kế hoạch hợp tác chặt chẽ với T-Mobile nhằm tạo ra một sản phẩm có thể cạnh tranh với Apple và Cingular (sau này là AT&T), đơn vị độc quyền phân phối iPhone tại Mỹ.Theo nội dung trình bày của Nokia, mặc dù Nokia N800 là một sản phẩm nổi bật nhưng đó không phải là điện thoại di động thực thụ vì chỉ hoạt động với tín hiệu Wi-Fi. Một trong những lựa chọn mà Nokia xem xét là kết hợp N800 với một chiếc điện thoại Nokia 3G nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm duyệt web di động tốt hơn, đồng thời vẫn có thể thực hiện cuộc gọi.Kết quả là Nokia 5800 XpressMusic trở thành câu trả lời của Nokia cho iPhone. Ra mắt vào tháng 10.2008, Nokia 5800 XpressMusic đã đạt doanh số 1 triệu chiếc vào tháng 1.2009. Tuy nhiên, mặc dù đã tung ra một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, Nokia vẫn bị iPhone làm tổn thương nghiêm trọng, buộc công ty phải chuyển hướng sang Windows Phone - một quyết định sau này được coi là sai lầm lớn.Năm 2013, Microsoft đã mua lại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia với giá 7,2 tỉ USD, đồng thời xóa bỏ thương hiệu Nokia khỏi ngành công nghiệp smartphone. Cuối cùng, cái tên Nokia đã được HMD khôi phục thông qua một thỏa thuận cấp phép, trước khi HMD quyết định ngừng sử dụng thương hiệu Nokia để dồn toàn lực vào smartphone mang thương hiệu riêng.Nokia đã nhiều lần nhấn mạnh trong bản ghi nhớ của mình rằng thành công của iPhone có thể "kích thích nhu cầu cao cấp nói chung, giúp tăng doanh số ở phân khúc giá cao". Điều đó cho thấy trong cuộc chiến công nghệ, công ty nào sản xuất ra sản phẩm tốt hơn thường sẽ là người chiến thắng.
Kinh hoàng cảnh xe khách đổ dốc với tốc độ cao, gây tai nạn liên hoàn
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.